KẾT QUẢ TÌM KIẾM

PGS TS Phạm Văn Tình lên tiếng về nghiệp vụ của một phóng viên báo Thanh niên

PGS TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam lấy làm bức xúc sau khi đọc được bài báo với nhan đề “Cuốn sách “bắt lỗi” từ điển của Giáo sư Nguyễn Lân” của tác giả Trinh Nguyễn đăng trên báo Thanh niên đã “khoác” cho ông những chức danh mà ông chưa hề có.

PGS TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Ảnh: 24h.com.vn

Cụ thể PGS TS Phạm Văn Tình kể lại sự việc như sau “Hôm thứ bảy, ngày 5/8/2017 vừa rồi, khi đang ngồi làm việc ở cơ quan, tôi nhận được một cú điện thoại lạ. Giọng một cô gái trẻ, tự xưng là người đang làm ở báo Thanh niên. Cô gọi thầy xưng em và hỏi tôi về mấy vấn đề liên quan tới Từ điển nói chung. Cô hỏi tôi đã đọc cuốn sách mới đây của Hoàng Tuấn Công (Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu) chưa. Tôi nói tôi chưa đọc cuốn này nhưng đã đọc một số bài của tác giả này. Tôi cũng đánh giá cao năng lực đọc và năng lực đánh giá từ điển của Hoàng Tuấn Công và nhân đó nhận định (theo quan điểm chủ quan của mình) một số công trình từ điển của tác giả Nguyễn Lân (mà Hoàng Tuấn Công bỏ công khảo cứu). Tưởng chỉ là cuộc trao đổi đơn giản (như nhiều lần tôi vẫn gặp qua điện thoại, email và Facebook). Ai dè hôm nay 8/8, tôi ngạc nhiên thấy bài viết trên báo Thanh niên, đánh giá về cuốn sách của Hoàng Tuấn Công có trích khá nhiều lời của tôi”.

Vị Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam thẳng thắn chỉ ra 3 lỗi sai trong quá trình phóng viên Trinh Nguyễn (tác giả bài báo nói trên) tác nghiệp. Đó là:

1. Nhà báo khi trao đổi phải nói rõ mục đích của mình (trao đổi tham khảo hay trao đổi lấy ý kiến về một vấn đề nào đó). Phải nói rõ là ý kiến này sẽ được báo sử dụng đưa lên công luận.

2. Nếu người được phỏng vấn đồng ý đưa lên báo, nội dung trao đổi sau khi viết và sửa thành bài, nhà báo phải đưa cho người được phỏng vấn đọc lại (để xem nhà báo có hiểu đúng hay không và cũng để "đương sự" suy nghĩ, cân nhắc sửa chữa lại những quan điểm cho thích hợp và chặt chẽ hơn) mới chính thức đăng bài, nhất là những bài về học thuật (trong trường hợp là văn bản viết, phải có chữ kí đồng ý).

3. Phải hỏi rõ chức danh đương sự khi đăng. Tôi ngạc nhiên (và rất xấu hổ) thấy chức danh của mình được ghi là “Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học” trên báo giấy và sau đó sửa lại là “Phó Viện trưởng Viện Từ điển học” trên báo mạng (chắc là sửa lại, nhưng sửa lại vẫn sai. Tôi chưa bao giờ đảm nhận chức danh này. Làm như thế người khác sẽ nghĩ là tôi hám danh và mạo danh).

Cuối cùng, PGS TS Phạm Văn Tình bày tỏ quan điểm rằng: Tôi không ngại những quan điểm của mình được công bố. Nhưng làm thế này thì tôi không hiểu nghiệp vụ của nhà báo kia như thế nào. Đó chính là những kĩ năng và cách ứng xử tối thiểu nhất mà mỗi nhà báo phải tuân thủ.

Cũng đồng quan điểm đó, TS Trần Bá Dung - Trưởng ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng phóng viên Trinh Nguyễn đã vi phạm Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Vì vậy, Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam xin được góp thêm tiếng nói nhằm giúp cho phóng viên báo chí rút kinh nghiệm, có ý thức và trách nhiệm hơn trong quá trình tác nghiệp của mình.

Ngô Khiêm/ Cổng TTĐT Hội Nhà báo Việt Nam

 
 
 
  Tiêu điểm  
Trung tướng Tô Ân Xô nói gì về lời khai của các ông Phạm Thái Hà, Dương Văn Thái?
TP Vinh mở rộng và sáp nhập, phường nào sẽ mất tên gọi?
Thiếu tướng Lê Mã Lương nói về chuyện tôn trọng lịch sử
Tự bạch của Mác trả lời con gái
Luật sư dỏm lừa “chạy án” chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
Hà tĩnh : Vạch trần nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí trục lợi mỗi tháng hơn 1 tỷ đồng
Người đẹp nổi tiếng sau trận Việt Nam - Iraq sở hữu họ cực hiếm, 19 năm ít gặp ai trùng
Trang chủ |  Tin 24h   |  Xã hội   |  Pháp luật   |  Kinh tế   |  Nghệ An   |  Quốc tế   |  Khoa - Giáo   |  Cư dân mạng   |  Giải trí   |  Đời sống   |  Quảng cáo